Tin tức nội bộ

NPSC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI BIM TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐIỆN

04/08/2020 2027 Lượt xem
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ, nhiều công nghệ mới đã được phát triển và được ứng dụng vào trong công tác xây dựng. Những công nghệ mới này, ở các mức độ khác nhau, giúp tăng năng suất lao động, tăng tính hiệu quả của công việc, giảm lãng phí trong xây dựng. Trong số đó, mô hình BIM (Building Information Modeling - Mô hình thông tin công trình) đã được ngành xây dựng của nhiều quốc gia và các chuyên gia đánh giá đang và sẽ là công nghệ chủ đạo của ngành xây dựng trong nhiều thập niên sắp tới, đồng thời có khả năng giúp lĩnh vực thiết kế, xây dựng và quản lý công trình giải quyết được các vấn đề lãng phí, năng suất thấp và thiếu hiệu quả đang tồn tại phổ biến hiện nay. Theo kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ áp dụng trong dự án đầu tư xây dựng và loại hình dự án, BIM có thể giúp tiết kiệm được 5% tới 20% tổng chi phí đầu tư ban đầu và có thể giúp tiết kiệm được tới 30% tổng chi phí vận hành bảo trì trong giai đoạn sử dụng. 
Tại Việt Nam, hiện nay BIM chủ yếu được mới triển khai ở các công trình xây dựng có thiết kế và hệ thống kỹ thuật phức tạp. Trong công trình điện, việc áp dụng mô hình BIM trong tư vấn thiết kế chưa được áp dụng rộng rãi.
Nắm bắt được xu thế thiết kế công trình điện trong tương lại, số hóa việc lưu trữ cũng như xử lý thông tin, để đáp ứng việc mô hình hóa trực quan các cấu kiện trong trạm biến áp và đường dây truyền tải, thiết kế, xây dựng mô hình TBA và đường dây mang đầy đủ kích thước hình học cũng như thông tin vật liệu, cấu kiện trong một dự án… Ngay từ khi thành lập, ban Lãnh đạo Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc đã chỉ đạo Xí nghiệp Tư vấn, tập trung nghiên cứu, đào tạo đội ngũ CBCNV để nhanh chóng áp dụng công nghệ BIM vào công tác tư vấn thiết kế các công trình điện nhằm đáp ứng nhu cầu số hóa trong công tác quản lý của Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc nói riêng cũng như của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nói chung.
Để bước đầu sử dụng công nghệ BIM trong công tác tư vấn thiết kế công trình điện, tiến tới áp dụng rộng rãi trong toàn Công ty, NPSC nhận thấy từ trước đến nay, trong công tác khảo sát địa hình sử dụng máy toàn đạc điện tử và thiết bị đo GPS động RTK là giải pháp duy nhất, tuy nhiên có nhiều nhược điểm như: Chi phí triển khai trên diện rộng khá cao và tiêu tốn thời gian tương đối lớn, các công nghệ trên khó có thể thực hiện đối với khu vực đo vẽ có địa hình phức tạp, hoặc khi điều kiện môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm tới sức khoẻ con người… 

Khảo sát truyền thống bằng máy toàn đạc điện tử

Thiết bị khảo sát truyền thống bằng công nghệ đo GPS động

Do vậy, NPSC đã sử dụng thêm công nghệ bay chụp bằng máy bay không người lái (UAV)  với đặc điểm của công nghệ chụp ảnh hàng không bằng UAV là bay chụp theo từng dải bay, do đó rất phù hợp để ứng dụng trong công tác khảo sát địa hình các công trình dạng tuyến như các tuyến đường giao thông, tuyến đường dây tải điện... Việc kết hợp phương pháp đo truyền thống với phương pháp bay chụp sẽ đem lại hiệu quả và độ chính xác cao. Việc sử dụng công nghệ này cho sản phẩm là mô hình số độ cao, bình đồ ảnh một cách nhanh chóng và trực quan, giúp cho người thiết kế chọn được các phương án tuyến tối ưu, phù hợp cho công tác giải thiết kế và giải phóng mặt bằng về sau, nó đưa ra mô hình 3D rất trực quan, ác dạng dữ liệu sau khi xử lí dữ liệu ảnh bay chụp rất phong phú cho phép liên kết các phần mềm thiết kế 3D,  có thể thực hiện đối với khu vực đo vẽ có địa hình phức tạp, hoặc khi điều kiện môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm tới sức khoẻ con người. So với sản phẩm của quá trình khảo sát bằng phương pháp truyền thống mật độ điểm đo vẽ đối với thành lập bản đồ 1/500 từ 5-15m trong khi đó mật độ điểm xuất từ mô hình DEM từ công nghệ bay chụp đạt tới cm.

Thiết bị UAV kết hợp RTK và Trạm base D-RTK 2


Mô hình dựng 3D sau khảo sát

Tương tự đối với công tác thiết kế, NPSC sử dụng phần mềm thiết kế 3D Autodesk Revit, là phần mềm phổ biến đang được triển khai sử dụng để xây dựng mô hình BIM 3D, với những ưu điểm nổi bật như:
- Nhiều nhân viên thiết kế cùng thực hiện trên 1 file trung tâm, mỗi nhân viên thực hiện trên 1 hạng mục độc lập, không ảnh hưởng đến nhân viên khác. Người quản lý có thể giám sát được tiến độ và mức hoàn thành của từng cá nhân.
- Người thiết kế có thể thống kê vật tư vật liệu trong dự án bằng các bộ lọc và thống kê đa dạng, được tùy biến đa dạng (tên thiết bị, dạng thiết bị, chất liệu thiết bị, công thức tính toán,...)
- Triển khai bản vẽ khoa học, sắp xếp theo thứ tự dựa theo tiêu chuẩn áp dụng ban đầu cho dự án làm cho các bản vẽ triển khai mang tính đồng nhất.
Có thể xuất file ra nhiều định dạng để sử dụng cho nhiều phần mềm khác nhau trong hệ thống của Autodesk cũng như các phần mềm khác tùy thuộc múc đích người dùng: kiểm tra tọa độ, kiếm tra khoảng cách, kiểm tra va chạm,…

Bản vẽ mặt bằng TBA truyền thống



Thiết kế TBA 3D bằng công nghệ BIM

Với mong muốn nâng cao chất lượng trong công tác tư vấn thiết kế, sử dụng công nghệ BIM đang được NPSC triển khai mạnh mẽ, trong tương lai gần sẽ áp dụng rộng rãi trong toàn Công ty, việc ứng dụng CNTT trong công tác SXKD luôn là mục tiêu tiên quyết của Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc, để đáp ứng xu thế chung của toàn xã hội, hòa mình vào dòng chảy của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từng bước hướng đến mục tiêu “Trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện lực đứng đầu Việt Nam, ngang tầm các nước phát triển Đông Nam Á”.

Tổ Kinh doanh – XNTV NPSC


Gọi điện thoại